1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
* Kiến thức.
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ hàn để vận dụng vào việc tính toán kết cấu hàn, các vật liệu sử dụng trong nghề hàn, xác định chế độ hàn và các công việc khác của người thợ hàn.
- Kỹ năng.
+ Hàn các mối hàn và kết cấu hàn thông dụng chế tạo từ các vật liệu thường dùng trong công nghiệp và dân dụng bằng các phương pháp hàn thủ công, bán tự động và tự động đạt yêu cầu kỹ thuật, theo quy trình hoàn chỉnh, tiết kiệm và an toàn.
+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
+ Các mô đun chuyên môn nghề
- Trang bị các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất, các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất.
- Hiểu được đặc tính kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp sử dụng và bảo quản máy hàn điện.
- Hiểu được các phương pháp hàn cơ bản trên máy hàn điện.
- Trình bày được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
* Kỹ năng.
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Sử dụng được các loại máy hàn điện.
- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật hàn.
- Hàn được đường thẳng trên mặt phẳng, hàn giáp mối, hàn góc, hàn gấp mép.
2. Cơ hội việc làm
Người học được đào tạo nghề hàn có trình độ sơ cấp sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại:
+ Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí: vận hành các máy, thiết bị trong các qui trình sản xuất, tham gia lao động sản xuất tại các nhà máy cơ khí, xưởng cơ khí, công trình xây dựng, các dây truyền sản xuất thiết bị cơ khí,...
+ Có khả năng tìm việc làm, tự tạo (mở xưởng) việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.