Giới thiệu về Chức năng Bộ môn Cơ bản, Kinh tế, Lập trình máy tính, Ứng dụng phần mềm, Điện - Cơ Khí

Ngày đăng: 11:08 - 10/03/2018
Lượt xem: 1.930
Chức năng nhiệm vụ của các Bộ môn Cơ bản, Kinh tế, Lập trình máy tính, Ứng dụng phần mềm, Điện - Cơ Khí

Thực hiện theo Điều 21, Thông tư số 1308/VBHN-BLĐTBXH ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và các nội dung cụ thể sau đây:
1. Chức năng
Bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường, tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ thuộc các chuyên ngành được nhà trường giao cho Bộ môn phụ trách.
Trực tiếp quản lý các hoạt động chuyên môn học thuật và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về chất lượng đào tạo, NCKH và quản lý toàn diện giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên của bộ môn.
Trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo quản, sửa chưa phòng thực hành, xưởng thực hành của đơn vị mình để phục vụ các nhiệm vụ của nhà trường.
2. Nhiệm vụ
a) Triển khai xây dựng nội dung, chương trình theo kế hoạch, tổ chức quá trình đào tạo theo kế hoạch của nhà trường và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của bộ môn trước Ban Giám hiệu về thực hiện các nhiệm vụ:
-  Phối hợp với phòng Tổ chức và quản lý đào tạo xây dựng tiến độ giảng dạy của bộ môn.
- Theo dõi giảng dạy của giáo viên theo tiến độ và lịch trình.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức dự giảng, giảng thử, giảng mẫu, sinh hoạt học thuật. Đánh giá tổng kết việc giảng dạy của giáo viên cuối học kỳ, năm học và khóa học.
- Kiểm tra giáo viên thực hiện các công tác giảng dạy.
- Phối hợp với các phòng chức năng, tổ chức các hoạt động thi và kiểm tra.
- Hằng năm tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, góp ý xây dựng tiến độ đào tạo, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình các ngành nghề, môn học/modul thuộc bộ môn quản lý.
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh, sinh viên theo kế hoạch của Nhà trường:
- Lập sổ trích ngang học sinh, sinh viên các lớp để quản lý trong Bộ môn.
- Tổng hợp và đề nghị thực hiện các chế độ chính sách cho HSSV.
- Tổng hợp chấm báo cáo sỹ số các lớp sinh viên, báo cáo định kỳ.
- Theo dõi tổng hợp và đề nghị thi đua - khen thưởng và kỷ luật của HSSV.
- Đề xuất xét học bổng cho học sinh, sinh viên trong khoa theo chế độ chính sách và quy định của trường.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cấp khoa (Văn - thể - mỹ).
- Tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội cấp bộ môn.
- Tổng hợp chấm công hàng tháng, báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ.
c) Phối hợp với phòng Phát triển chương trình tổ chức biên soạn chương trình, chương trình chi tiết môn học, giáo trình, tài liệu theo các môn học thuộc bộ môn quản lý. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
d) Đề xuất, xây dựng kế hoạch bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các trang thiết bị, máy móc để phục vụ đào tạo.
e) Phối hợp khảo sát và lập kế hoạch vật tư và quản lý vật tư thực tập.
f) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên.
g) Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ gắn đào tạo với sử dụng.
h) Phối hợp với phòng QHDN và phòng Tổ chức và quản lý đào tạo trong việc quản lý HSSV đi thực tập và trải nghiệm thực tế theo kế hoạch của nhà trường. k) Tổ chức hoạt động thi giáo viên giỏi, học sinh, sinh viên giỏi các cấp theo kế hoạch hàng năm.
l) Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài sản được giao theo quy định hiện hành.
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển