Tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngày đăng: 12:19 - 16/07/2020
Lượt xem: 1.348

TỔNG QUAN

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa theo xu thế “cách mạng công nghiệp 4.0”, bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần đến công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.
Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vận hành các hệ thống và thiết bị tự động, triển khai các hệ thống điều khiển và tự đông các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các hệ thống điều khiển thông minh, các robot nhằm tự động hóa các quá trình sản xuất đưa máy móc làm việc thay cho các thao tác của con người, nhanh chóng, chính xác và năng suất cao nhất trong các dây chuyền sản xuất phức tạp. Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển vầ tự động hóa thực chất là sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin với kỹ thuật điều khiển tự động.
Chương trình Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được xây dựng hướng tới mục tiêu đào tạo Sinh viên trở thành những Kỹ sư thực hành có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng, tư duy, sáng tạo để thực hiện các dự án điều khiển tự động trong các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sinh hoạt gia đình và đời sống xã hội…

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện... Sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu các phần mềm ứng dụng trong thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống đo lường thông minh…
Các kiến thức sinh viên được cung cấp bao gồm:
Khối kỹ thuật điện:
- Đọc bản vẽ, lắp đặt và điều khiển hệ thống điện cho văn phòng, nhà, xưởng…
- Thiết kế bản vẽ điện với CADe simulation, Autocad electrical, Eplan.
- Phân tích sơ đồ, lắp đặt tủ điện điều khiển tự động các hệ thống. 
Khối kỹ thuật điện tử: 
- Thiết kế bản vẽ mạch điện tử với Labcenter, Eagle, Orcad, Altium designer.
- Phân tích sơ đồ, lắp ráp, hiệu chỉnh mạch điện tử.
- Ứng dụng các cảm biến, các module chức năng để phát triển, thiết kế, lắp ráp bộ điều khiển.
Khối tự động hóa công nghiệp: 
- Phân tích yêu cầu điều khiển của hệ thống. Đề xuất các giải pháp, công nghệ phù hợp. Lập trình điều khiển và giám sát các hệ thống máy móc sản xuất trong công nghiệp.
- Tổng hợp chức năng của các thiết bị điện, điện tử, cảm biến, HMI, PLC, Biến tần, Servo… ứng dụng trong điều khiển tự động dây chuyền sản xuất, CNC, robot công nghiệp…
Khối kỹ thuật điều khiển thông minh: 
- Lập trình điều khiển các thiết bị điện, điện tử thông minh, Arduino, Vi điều khiển, Máy tính nhúng được tổng hợp ứng dụng trong các hệ thống mobile robot, năng lượng tái tạo, tòa nhà thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, IoT…
Quá trình đào tạo sinh viên sẽ được hình thành và rèn luyện các kỹ năng:
- Nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng thành thạo các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
- Vận hành và bảo dưỡng thành thạo hệ thống cung cấp điện động lực; hệ thống chiếu sáng; hệ thống nối đất; hệ thống an ninh, an toàn điện trong công nghiệp; hệ thống điều khiển khí nén, điều khiển thủy lực;
- Lập trình được hệ thống điều khiển sử dụng PLC, vi điều khiển;
- Vận hành được hệ thống smart city, smart home, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp; Sử dụng thành thạo smartphone để điều khiển các thiết bị tự động;
- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng, cài đặt, thiết lập các thông số cơ bản của hệ thống;
- Sử dụng thành thạo máy tính, bảng tính, Internet xử lý văn bản, trình chiếu, các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
- Áp dụng được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp.

NGHỀ NGHIỆP

- Chuyên viên thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống điều khiển và tự động hóa.
- Chuyên viên lập trình, mô phỏng hệ thống điều khiển và tự động hóa.
- Chuyên viên lập trình điều khiển robot công nghiệp.
- Quản lý kỹ thuật ngành điều khiển tự động tại các doanh nghiệp.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế các giải pháp công nghệ cho hệ thống điều khiển tự động.
- Kinh doanh cung cấp thiết bị điều khiển tự động, thiết bị thông minh.
- Làm công tác chuyên môn hoặc giảng dạy thuộc lĩnh vực điện, điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và học ở các bậc đào tạo cao hơn.
- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có cơ hội đi lao động hoặc du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc,…

 
TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO

2 năm 4 tháng, gồm 7 học kỳ liên tục.

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Kỳ 1:

  1. Kỹ năng học tập

  2. Tin học

  3. Mạch điện & An toàn điện

  4. Điện tử cơ bản

  5. Tiếng Anh 1.1

Kỳ 4:

  1. Vi điều khiển

  2. PLC cơ bản

  3. Dự án 1

  4. Tiếng Anh 2.2

Kỳ 7:

  1. Thực tập tốt nghiệp

  2. Dự án tốt nghiệp

Kỳ 2:

  1. Lắp đặt Hệ thống điện

  2. Mạch Điện tử và Ứng dụng

  3. Kỹ thuật xung số

  4. Thiết kế mạch Điện và Điện tử

  5. Tiếng Anh 1.2

Kỳ 5:

  1. PLC nâng cao

  2. Lập trình Arduino

  3. Mạng truyền thông công nghiệp

  4. Thiết kế bằng phần mềm

  5. Điều khiển thuỷ lực và khí nến

  6. Lập trình nhúng

  7. Năng lượng tái tạo

Môn học song song:

  1. Giáo dục thể chất

  2. Giáo dục quốc phòng

  3. Chính trị

  4. Pháp luật

  5. Khởi sự doanh nghiệp

Kỳ 3:

  1.  Lắp đặt tủ điện công nghiệp

  2. Truyền động điện

  3. Lý thuyết điều khiển tự động

  4. Kỹ thuật cảm biến

  5. Tiếng Anh 2.1

Kỳ 6:

  1. Tự động hoá quá trình công nghệ

  2. Phát triển ứng dụng IoTs

  3. Robot công nghiệp

  4. Robot di động

  5. Kỹ năng làm việc

 

HỌC PHÍ 

  • Học phí: 5,400,000 VNĐ/học kỳ (Áp dụng cho SV các khoá nhập học từ năm 2020 trở đi)

  • Học phí Tiếng Anh (Học trong 4 học kỳ): 2.600.000 đ/học kỳ (Áp dụng cho SV các khoá nhập học từ năm 2020 trở đi)

  • Giáo trình: Giá theo bộ, có quyết định riêng theo từng học kỳ.

  • Lệ phí nhập học: 1.000.000 VNĐ/sinh viên
     


ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau sẽ đủ điều kiện trở thành sinh viên của Cao đẳng Công nghệ Hà Nội:
Hệ chính thức:

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

  • Sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học.

  • Sinh viên đã hoàn thành chương trình Trung cấp và đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
     

 

HÌNH THỨC TUYỂN SINH: XÉT TUYỂN HỒ SƠ


HỒ SƠ NHẬP HỌC

  • 01 Phiếu đăng ký có dán ảnh, theo mẫu được cung cấp tại các văn phòng tuyển sinh trên toàn quốc. Hoặc thí sinh có thể tải về từ website caodang.fpt.edu.vn hoặc tải về tại đây. (Phiếu đăng ký học phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc trường THPT nơi học sinh theo học.)

  • 01 Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân.

  • 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Lưu ý: 

  • Thí sinh bắt buộc phải bổ sung đầy đủ bản cứng các giấy tờ nói trên trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập học tập trung.

  • Trường hợp nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, thí sinh phải bổ sung bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT trong vòng 2 học kỳ đầu tiên. 


VĂN PHÒNG TUYỂN SINH

Tòa nhà FPT Polytechnic, Trịnh Văn Bô, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 73001955 – Email: [email protected]


Các bài viết khác
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển