TỔNG QUAN
Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó hệ thống điện công nghiệp giữ một vai trò quan trọng then chốt. Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp đất nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực về lĩnh vực Điện Công nghiệp.
Điện Công nghiệp đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống từ kinh doanh, sản xuất cho đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Ngành Điện Công nghiệp có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lí và hiệu quả phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
Ngành Điện Công nghiệp là ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực sửa chữa, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo duỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất và các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh như: nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà… Ngành Điện Công nghiệp tuy không phải là ngành “hot” hay mới hiện nay nhưng nhu cầu nhân sự cho ngành này là chưa bao giờ đủ vì tính chất công nghiệp hóa ngày một tăng cao.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Điện Công nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu về ngành Điện Công nghiệp. Ngoài ra, còn rèn luyện sinh viên sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán, thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ-an ninh, an toàn điện…
Các kiến thức sinh viên được cung cấp bao gồm:
-
Các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị; cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC; các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện; các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha; các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
-
Cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động; cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện; cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản; ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng; cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;
-
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện; phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu; sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...; nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến; nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện; các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện; nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện; cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;
-
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất; các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau; So sánh được ưu nhược điểm của bộ điều khiển PLC với các hệ thống.
-
Nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén; mạng truyền thông công nghiệp…
-
Ngoài ra, còn được trang bị các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Quá trình đào tạo sinh viên sẽ được hình thành và rèn luyện các kỹ năng:
-
Sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ điện 3 pha.
-
Khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay: Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.
-
Thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.
-
Đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống đo.
-
Sử dụng thành thạo phần mềm Power World Simulator (PWS) và đặc biệt là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong điều kiện vận hành cũng như sự cố.
-
Thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện.
-
Kỹ năng lập trình điều khiển: lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy (HMI).
-
Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp.
VĂN PHÒNG TUYỂN SINH
Tòa nhà FPT Polytechnic, Trịnh Văn Bô, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: (024) 73001955 – Email: [email protected]