Kỹ sư tự động hóa cần biết những gì

Ngày đăng: 10:42 - 30/09/2020
Lượt xem: 2.055

1. Tự động hóa, việc làm tự động hóa

Tự động hóa (điều khiển tự động), là ngành công nghệ sử dụng các hệ thống điều khiển khác nhau cho các thiết bị hoạt động dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, phần mềm máy tính để điều khiển và vận hành tự động toàn bộ quá trình sản xuất như máy móc, xử lý tại các nhà máy, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, chỉ đạo và ổn định của tàu, máy bay và các ứng dụng khác với con người can thiệp tối thiểu hoặc giảm. 

Một kỹ sư tự động hóa luôn luôn phải đảm bảo các nhiệm vụ như theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện sửa chữa và khắc phục những sai sót của hệ thống một cách kịp thời, ngoài ra còn làm những công việc khác như vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống,...  

2. Công việc chuyên sâu của tự động hóa.

- Kỹ sư lập trình ứng dụng (PLC): lập các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển lập chương trình;

- Kỹ sư thiết kế: thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp,... 

- Kỹ sư vận hành, bảo trì: bảo đảm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, 

- Kỹ sư điện tự động hóa: vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống tự động của nhà máy, xí nghiệp.

- Chuyên gia hệ thống: phân tích nhu cầu về hệ thống, điện, vận hành tự động hóa của các nhà máy, xí nghiệp,.. 

- Leader: thiết kế, xây lắp các hệ thống tự động và tham gia đảm bảo cho dự án đó vận hành,.. 
3. Lương kỹ sư tự động hóa là bao nhiêu?

- Mức lương thấp nhất (mức lương sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 4 triệu - 9,5 triệu VNĐ/tháng.

- Mức lương trung bình: 9 triệu - 15 triệu VNĐ/ tháng.

- Theo khảo sát thì mức lương cao nhất của kỹ sư tự động là khoảng 36 triệu VNĐ/ tháng. 

4. Phẩm chất, kỹ năng cần có của kỹ sư tự đông hóa

Đặc thù của ngành tự động hóa yêu cầu yêu cầu người lao động không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải thành thạo kỹ năng thực hành, ngoài ra còn phải giỏi tin học và ngoại ngữ. Vì việc tự động hóa bạn cần phải lập trình bằng máy tính và thông thạo về hệ điều hành nhưng ngôn ngữ của hệ thống máy tính lại bằng tiếng Anh. 

- Yêu thích, siêng năng và kiên nhẫn: Bạn phải yêu thích cá thiết bị, máy móc, tìm tòi và hiểu, biết,.. để sử dụng hết các công dụng của nó từ đó còn để có thể cải tiến nó hơn với những gì chúng ta mong đợi. Nếu không đủ kiên nhẫn chắc chắn bạn sẽ từ bỏ công việc này một cách dễ dàng. 

- Tư duy logic, đam mê ngành tự động hóa: nói đến các ngành nghề liên quan đến công nghệ - kỹ thuật chắc chắn phải nói đến tính logic. Riêng đối với ngành tự động hóa tư duy logic chính là yếu tố then chốt quyết định bạn có trở thành một kỹ sư tự động hóa giỏi hay không. 

- Luôn chủ động và sáng tạo trong công việc: trong thời buổi 4.0, mỗi ngày công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi nên chúng ta cũng phải không ngừng học tập và sáng tạo để bắt kịp công nghệ trên thị trường. 

5. Cơ hội nghề nghiệp 

Tự động hóa là một ngành nghề không còn mới tuy nhiên vẫn rất được coi trọng và phát triển mạnh mẽ theo sau bước tăng trưởng của công nghiệp .

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa có thể làm giảng viên hoặc nghiên cứu sinh chuyên ngành tự động hóa tại các cơ sở giáo dục tùy theo năng lực của cá nhân mỗi người, hoặc làm việc tại vị trị nghiên cứu của Viện nghiên cứu Điện tử - Tin học - Tự động hóa, Trung tâm phát triển vi mạch, Viện ứng dụng công nghệ, các khu công nghệ cao,... Bạn cũng có thể công tác tại các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài trong mọi lĩnh vực,...  

Hy vọng với bài viết này các bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về ngành Tự động hóa!

 
 
Các bài viết khác
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển