Tự động hóa - Ngành nghề của thời đại chuyển đổi số

Ngày đăng: 12:13 - 28/08/2020
Lượt xem: 472

Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng tăng kéo theo những đòi hỏi cao hơn đối với các dây chuyền sản xuất công nghiệp.


Ngày nay, nhu cầu sản xuất tự động hóa ngày càng cao đòi hỏi việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển hiện đại phải có sự trợ giúp của máy tính, một mình con người không thể thực hiện giám sát kiểm tra được quá trình này. 


"Sân chơi" cho những bạn trẻ muốn làm chủ các dây chuyền sản xuất


Tự động hóa là một ngành công nghệ hoạt động dựa trên việc ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, điều khiển tự động và các phần mềm máy tính để vận hành và điều khiển tự động toàn bộ quá trình sản xuất. Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp sản xuất, gia công cơ khí, dây chuyền lắp ráp tự động, ứng dụng kiểm soát chất lượng… Các hệ thống điều khiển thường dùng để vận hành quá trình sản xuất bao gồm servo, PLC, mạch điện tử, G code… 


Một kỹ sư tự động hóa cần phải đảm bảo thực tập tự động hóa các nhiệm vụ như theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để khắc phục kịp thời sao cho hệ thống hoàn thiện nhất, thêm vào đó là phải vận hành, bảo dưỡng và bảo trì hệ thống điện tự động….


Sẵn sàng với mọi cơ hội 

 

Với những lợi ích rõ nét được đề cập ở trên, tự động hóa đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau và  đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ sự phát triển của Internet và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà tự động hóa được xem là một yếu tố then chốt, tất yếu để giúp các doanh nghiệp phát triển và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Các lĩnh vực đang ứng dụng công nghệ và thiết bị tự động tiêu biểu bao gồm: Cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, công nghệ sản xuất ô tô, tàu thủy…

 

Nắm bắt được những sự thay đổi đó, Cao đẳng Công nghệ Hà Nội hiện đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ sinh viên thực tập và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, sinh viên có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Trong quá trình học tập, sinh viên thường xuyên được đào tạo về nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng thành thạo các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển; Vận hành và bảo dưỡng thành thạo hệ thống cung cấp điện động lực; hệ thống chiếu sáng; hệ thống nối đất; hệ thống an ninh, an toàn điện trong công nghiệp; hệ thống điều khiển khí nén, điều khiển thủy lực; Lập trình được hệ thống điều khiển sử dụng PLC, vi điều khiển; Vận hành được hệ thống smart city, smart home, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp; Sử dụng thành thạo smartphone để điều khiển các thiết bị tự động; Thực hiện được các công việc bảo dưỡng, cài đặt, thiết lập các thông số cơ bản của hệ thống; Sử dụng thành thạo máy tính, bảng tính, Internet xử lý văn bản, trình chiếu, các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng.

 

Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị tiếng Anh giao tiếp, các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, xử lý tình huống…); gia nhập cộng đồng sinh viên Cao đẳng Công nghệ Hà Nội năng động, sáng tạo với nhiều hoạt động ngoại khoá bùng nổ. 

 
Các bài viết khác
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển