Hiện nay, nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm là yêu cầu quan trọng và bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ra thấy rõ thực trạng không phải cứ học Đại học là có được một công việc tốt và tốt nghiệp Đại học mà vẫn thất nghiệp là một thực trạng khá phổ biến.
1. Ngành công nghệ thông tin
Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến.
Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành này chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người.
.jpg)
Không những thế ở một số nước trên thế giới, hiện nay có rất nhiều công ty mạng sẵn sàng chi trên một khoản tiền “khủng” để mời về cho mình những lập trình viên, những kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, an ninh mạng,… thông thạo tiếng Anh cũng như đáp ứng được trình độ chuyên môn. Và ngành Công nghệ Thông tin vì thế, từ lâu đã là ngành học lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn đam mê công nghệ.
2. Ngành marketing
Marketing là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều.

Không những vậy xu thế hội nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
3. Ngành điện - cơ khí
Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đang đòi hỏi Việt Nam - một quốc gia thuần nông cũng như nhiều nước trong khu vực phải thúc đẩy phát triển công nghiệp, điện tử. Điện và cơ khí đang xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm của đời sống xã hội và nó nhu cầu cần thiết không thể thiếu.
(2).jpg)
Những sản phẩm về điện hay những sản phẩm cơ khí ngày càng nhiều. Nhiều công ty cơ khí đang thiếu nguồn nhân lực đặc biệt là yêu cầu về ngành này cũng không cao. Bên cạnh đó, người học có cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. Ngay từ giảng đường, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu ký kết hợp đồng lao động.
Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Bạn cũng có thể học trung cấp hay cao đẳng nghề đào tạo ngắn hạn không nhất thiết phải đào tạo đại học.
4. Ngành giáo dục
Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng trong tương lai gần, nhóm ngành giáo dục - đào tạo sẽ rất khát nguồn nhân lực trình độ cao. Thế nhưng, hiện nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ đào tạo ngành sư phạm và quản lý giáo dục lại đang giảm dần từng năm. Nguyên nhân chính là do tình trạng dư nhân lực quá nhiều trong mấy năm trước.

Theo dự báo, nhu cầu giáo viên các ngành sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học (chủ yếu là giáo viên tiếng Anh) và nhân viên bảo mẫu... sẽ tăng mạnh trong vài ba năm tới vì toàn ngành giáo dục - đào tạo đang đẩy mạnh thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, đồng thời hoàn tất việc chuyển đổi các trường mầm non bán công trên toàn quốc sang mô hình trường công lập, nên chắc chắn sẽ thu hút một số lượng lớn giáo viên đã được đào tạo bài bản.
5.Ngành xây dựng
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia hứa hẹn về tăng trưởng ở châu Á. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam những công trình kiến trúc mang tầm cỡ quốc tế ra đời ngày càng nhiều. Đầu tư cơ sở hạ tầng là việc làm bức thiết và được chú trọng hàng đầu. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên.

Ngành xây dựng là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Ngành nghề này đang tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Vì thế, yêu cầu hiện nay là cần có một lực lượng kỹ sư xây dựng dồi dào và trình độ chuyên môn đáp ứng theo nhu cầu phát triển của đất nước.
Trên đây là những ngành học có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam trong tương lai gần. Phải thừa nhận rằng lao động và việc làm đang là một bài toán khó đặt ra với cả các cơ quan chức năng và cả người dân, đặc biệt là giới trẻ. Dù bạn học ngành nào, miễn bạn có đam mê và đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn thì cơ hội việc làm chắc chắn sẽ mở ra với bạn.