Thương mại điện tử

Ngày đăng: 09:45 - 25/07/2021
Lượt xem: 644
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC
––––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                       
 
 
  
 
 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-CĐFPL ngày 31 tháng 05 năm 2021
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
 
 
Hà Nội – Năm 2021
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-CĐFPL ngày 31 tháng 05 năm 2021
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
Tên ngành, nghề:  Thương mại điện tử
Mã ngành, nghề:  5340122
Trình độ đào tạo:  Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:  Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương
Thời gian đào tạo  2 năm
 
1.    MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1.        Mục tiêu chung
Thương mại điện tử trình độ trung cấp là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Dựa trên các phương tiện này, người làm nghề thương mại điện tử sẽ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng Internet, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá trực tuyến, hợp tác chia sẻ tài nguyên mạng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra người làm nghề thương mại điện tử còn thực hiện các công việc khác phục vụ cho các hoạt động giao dịch thương mại được thành công như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, lập các báo cáo khảo sát, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện ở các doanh nghiệp, tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp. Để làm được ngành, nghề Thương mại điện tử cần biết sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị điện tử, mạng internet để thực hiện hành vi mua, bán hàng hóa.
1.2.        Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên tốt nghiệp nghề “Thương mại điện tử” sẽ có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp như sau:
1.2.1 Về kiến thức
-       Trình bày được đặc điểm, nội dung và quy trình thực hiện các giao dịch thương mại điện tử B2B; B2C; C2C; giao dịch đấu giá trực tuyến; quy trình của hệ thống giao dịch qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử khác;
-       Mô tả được các luật, các nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong trong hoạt động tư vấn, thương thảo và thuyết minh bán hàng, mua hàng trên mạng Internet;
-       Trình bày được quy trình tiếp nhận phản hổi và xử lý các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm dịch vụ; xác định được phương pháp hiệu quả trong việc đánh giá chỉ số hài lòng của khách hàng; nhận biết được các kênh truyền thông, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ thông tin để có thể tiếp xúc được với khách hàng;
-       Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website; trình bày được nguyên tắc hoạt động, các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website thương mại điện tử;
-       Trình bày được các quy trình thực hiện cài đặt và cấu hình các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa; mô tả được quy trình thiết kế, xử lý ảnh, sáng tác đồ họa trên các phần mềm chuyên dụng;
-       Phân tích được các nguyên tắc cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem, các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; phân tích được một số giải pháp chủ yếu để bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống; trình bày được các phương pháp bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, sao lưu cơ sở dữ liệu;
-       Mô tả được các nghiệp vụ E-marketing, các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website; mô tả được các hình thức E- marketing phù hợp với doanh nghiệp;
-       Trình bày được quy trình thanh toán điện tử qua các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản;
-       Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 đáp ứng nhu cầu công việc;
-       Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2 Về kỹ năng
-       Thực hiện được các giao dịch B2B, B2C, C2C, giao dịch đấu giá trực tuyến, thông qua thư tín, điện tín, mạng xã hội và các thiết bị điện tử; ứng dụng được nội dung, quy định trong các luật, nghị định, chế tài, hành lang pháp lý và thông lệ quốc tế liên quan trong giao dịch bán hàng, mua hàng;
-       Khai thác được các ứng dụng mạng xã hội trong việc tiếp cận, nắm bắt phản hồi của khách hàng, tư vấn, thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp;
-       Cài đặt, cấu hình được các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ website, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho website; vận hành được các giao dịch của siêu thị, gian hàng ảo trên wesite thương mại điện tử ;
-       Cài đặt được các phần mềm xử lý ảnh, xử lý đồ họa chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật; thực hiện được việc thiết kế, xử lý ảnh bằng phần mềm photoshop, corel draw;
-       Cài đặt, cấu hình các thiết bị mạng như switch, router, modem và các thiết bị mạng khác, cài đặt các phần mềm ứng dụng, các phần mềm dịch vụ máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối; cài đặt, cấu hình được các chế độ bảo mật, bảo vệ cơ sở dữ liệu, phòng tránh và ứng phó rủi ro cho hệ thống mạng nội bộ;
-       Sử dụng thành thạo các kỹ thuật SEO, SEM, đảm bảo tối ưu hóa tìm kiếm, tối ưu hóa tiếp thị cho website thương mại điện tử; sử dụng thành thạo các công cụ: được các công cụ: Google Keywords Tool, Google Trends, Google Insight, Google Search, Google Docs, Survey Monkey; phân tích hoạt động của khách hàng trên Internet để nắm bắt xu hướng, thị hiếu, thói quen tiêu dùng;
-       Thực hiện thanh toán và kiểm soát dòng tiền của các hình thức thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán điện tử, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng SMS, thanh toán COD, thanh toán bằng chuyển khoản theo đúng quy trình;
-       Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
-       Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
-       Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
-       Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;
-       Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;
-       Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.
1.3.        Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tự tin thực hiện tốt công việc của một chuyên viên thương mại điện tử tại:
-       Giao dịch Thương mại điện tử;
-       Dịch vụ chăm sóc khách hàng;
-       Thiết lập và quản lý website;
-       Đồ họa máy tính;
-       Quản trị mạng;
-       E- Marketing;
-       Thanh toán điện tử.
Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng học lên các bậc cao hơn để phát triển nghề nghiệp vững chắc.
 
2.    KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC
-       Số lượng môn học, mô đun: 23
-       Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 52 tín chỉ
-       Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 255 giờ
-       Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1095 giờ
-       Khối lượng lý thuyết: 434 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 867 giờ, Thi, kiểm tra: 49 giờ
3.    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã MH/ MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Thực tập Thí nghiệm Thi/ Kiểm tra
 Bài tập
Thảo luận
I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MĐ01 Chính trị 2 30 15 13 2
MĐ02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MĐ03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MĐ04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 2 45 21 21 3
MĐ05 Tin học 2 45 15 29 1
MĐ06 Tiếng Anh 1 4 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun chuyên môn 40 1095 340 719 36
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 21 585 190 375 20
MĐ07 Marketing căn bản 2 60 20 38 2
MĐ08 Nhập môn Digital Marketing 2 60 20 38 2
MĐ09 Tổng quan thương mại điện tử 3 45 30 13 2
MĐ10 Hành vi khách hàng 2 60 20 38 2
MĐ11 Xây dựng trang web 2 60 20 38 2
MĐ12 Kỹ năng học tập 2 60 15 43 2
MĐ13 Thiết kế hình ảnh với Photoshop 2 60 20 38 2
MĐ14 Tiếng Anh 2 2 60 15 43 2
MĐ15 Tiếng Anh 3 2 60 15 43 2
MĐ16 Kỹ năng làm việc 2 60 15 43 2
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 19 510 150 344 16
MĐ17 Công cụ tiện ích 2 60 20 38 2
MĐ18 Email Marketing 2 60 20 38 2
MĐ19 Marketing mạng xã hội 3 60 30 28 2
MĐ20 Xây dựng trang web 2 3 45 30 13 2
MĐ21 SEO & Marketing trên công cụ tìm kiếm 3 45 30 13 2
MĐ22 Marketing nội dung 2 60 20 38 2
MĐ23 Dự án tốt nghiệp 4 180   176 4
  Tổng cộng 23 môn 52 1350 434 867 49
 (Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Các môn học chung bắt buộc: được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
Nội dung Thời gian
1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần)
2. Văn hoá, văn nghệ
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ
 
- Ngoài giờ học hàng ngày
- 2 giờ/tuần
3. Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
 
Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần
4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)
 
4.3. Kiểm tra hết môn học, mô đun:
 
Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. Tuân thủ Điều 15 của 09/2017/TT-BLĐTBXH về cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
 
1.    Điểm môn học, mô-đun
a)    Điểm môn học, mô-đun bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 40% và điểm thi kết thúc môn học, mô-đun có trọng số 60%.
ü  Đánh giá quá trình:                   40%
o   Bài học online:                                10%
o   02 bài kiểm tra quá trình:               30% (Progress test)
ü  Điểm thi kết thúc môn học/mô đun: 60%
o   Đánh giá tiến độ Assignment:        20%
o   Bảo vệ Assignment:                       40%
b)    Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2
c)    Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên.
2.    Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
a)    Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:
ü  A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
ü  i: là số thứ tự môn học, mô-đun;
ü  ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;
ü  ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;
ü  n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.
b)    Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các môn học, mô-đun mà người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;
c)    Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học, mô-đun được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học, mô-đun được miễn trừ và môn học điều kiện;
d)    Trường hợp người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun thì chưa tính khối lượng học tập của môn học, mô-đun đó trong thời gian được tạm hoãn.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Tuân thủ Điều 25 của 09/2017/TT-BLĐTBXH để xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
a.     Điều kiện xét tốt nghiệp: 
-       Sinh viên phải học hết chương trình 
-       đào tạo được ban hành và phải tích lũy đủ số môn học/mô đun/tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
-       Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên;
-       Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm môn học, mô đun thuộc ngành, nghề đào tạo và các điều kiện khác do hiệu trưởng quy định;
-       Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
-       Có đơn gửi nhà trường đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học;
-       Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng phải tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
b.    Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.
c.     Hiệu trưởng Trường Đại học FPT căn cứ vào kết quả tích lũy của sinh viên để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên
d.    Hiệu trưởng Trường Đại học FPT căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.
   
HIỆU TRƯỞNG
 
 
Vũ Chí Thành

Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển