Công nghệ thông tin

Ngày đăng: 04:17 - 05/03/2018
Lượt xem: 3.900
 
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                       
 
 
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM)

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-CĐFPL ngày 07 tháng 12 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
Hà Nội – Năm 2020
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-CĐFPL ngày 07 tháng 12 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
Tên gành, nghề : Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)
Mã ngành, nghề : 6480202
Trình độ đào tạo : Cao đẳng
Hình thức đào tạo : Chính quy
Đối tượng tuyển sinh  : Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
Thời gian đào tạo : 2,5 năm
 
 
1.    MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1.        Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cao đẳng “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực lập trình ứng dụng. Sau khi sinh viên hoàn tất chương trình học, thì có khả năng:
-       Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để trở thành các nhân viên lành nghề làm việc ở các công ty trong/ngoài nước về lĩnh vực Lập trình ứng dụng hay làm việc freeland các dự án phần mềm hoặc tự khởi tạo doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển lâu dài trên môi trường công nghệ và kỹ thuật lập trình hiện đại;
-       Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian,…
-       Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng tốt về ngoại ngữ (tiếng Anh) tự tin giao tiếp trong phạm vi nghiệp vụ chuyên môn;
-       Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
1.2.        Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên tốt nghiệp nghề “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” sẽ có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, và năng lực thực hành nghề nghiệp:
1.2.1. Về kiến thức
-       Vận dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, tin học văn phòng vào trong công việc để tăng hiệu quả công việc.
-       Hiểu biết về kinh tế, chính trị, đường lối cách mạng của Đảng CSVN để đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
-       Nắm vững kiến thức về pháp luật chung và pháp luật về kinh doanh để tổ chức và thực hiện công việc theo đúng khuôn khổ pháp luật qui định.
-       Vận dụng được kỹ thuật của các bài tập võ Vovinam để nâng cao thể chất
-       Giải thích được kiến thức cơ sở về lập trình
-       Giải thích được kiến thức về web và ứng dụng web
-       Giải thích được kiến thức cơ sở dữ liệu
-       Áp dụng được ngôn ngữ lập trình Java/.NET và các công nghệ lập trình trên nền tảng Java
-       Mô tả được máy tính và mạng máy tính
-       Phân biệt được các thể loại ứng dụng
-       Mô tả vững qui trình sản xuất phần mềm
-       Áp dụng được kiến thức về quản lý dự án phần mềm
1.2.2 Về kỹ năng
-       Xây dựng được ứng dụng desktop với công nghệ Java/.NET
-       Quản trị được cơ sở dữ liệu với hệ quản trị CSDL SQL Server
-       Thiết lập và quản trị được mạng máy tính
-       Xây dựng được ứng dụng web với công nghệ Servlet/JSP
-       Xây dựng được ứng dụng web với công nghệ Spring MVC
-       Xây dựng được ứng dụng web với công nghệ ASP.NET MVC
-       Thực hiện được kiểm thử bằng tay và kiểm thử tự động
-       Quản lý được dự án phần mềm với phần mềm Agile
-       Xác định được vấn đề liên quan đến phần mềm
-       Ước lượng và phân tích được vấn đề
-       Đưa ra được giải pháp và khuyến nghị
-       Đánh giá và lựa chọn được công nghệ phù hợp cho dự án
-       Có khả năng làm việc nhóm, có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, với khách hàng.
1.2.3 Về khả năng tự chủ và trách nhiệm
-       Thể hiện tính sáng tạo và chấp nhận rủi ro
-       Thể hiện tính tháo vát và linh hoạt
-       Vận dụng tư duy phản biện
-       Có khả năng tự học tập và rèn luyện suốt đời
-       Có khả năng quản lý nguồn lực và thời gian
-       Thể hiện đạo đức nghề nghiệp
-       Thể hiện tôn trọng khách hàng, đồng nghiệp
-       Thể hiện thái độ hành xử chuyên nghiệp có văn hóa
-       Lập kế hoạch cho nghề nghiệp của mình
-       Thể hiện tính trung thực
1.3.        Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tự tin thực hiện tốt công việc của một chuyên viên Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) tại:
-       Các công ty sản xuất phần mềm: là những công ty chuyên sản xuất, gia công các dự án phần mềm. 
-       Phòng quản trị cơ sở dữ liệu: với vai trò quản trị cơ sở dữ liệu, tổng hợp thống kê số liệu, sao lưu, phục hồi, cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu.
-       Phòng kiểm thử: lên kế hoạch kiểm thử, xây dựng các tình huống cần kiểm thử, thực hiện kiểm thử, báo cáo các lỗi của ứng dụng phần mềm bằng cả hai phương pháp bằng tay hoặc tự động
-       Phòng IT: thực hiện công việc quản trị mạng, xây dựng các chức năng phần mềm cần thiết để nâng cấp hệ thống ứng dụng cũ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cần
-       Phòng marketing online: thực hiện quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm, mạng xã hội.
Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng học lên các bậc cao hơn để phát triển nghề nghiệp vững chắc.
2.    KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC
  1. Số lượng môn học, mô đun: 33
  2. Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 106 tín chỉ
  3. Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ
  4. Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2310 giờ
  5. Khối lượng lý thuyết: 817 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1809 giờ
  6. Khối lượng thi/kiểm tra: 119 giờ
  7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
 
Mã MH/ MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý Thuyết Thực hành Thực tập Thí nghiệm Thi/ Kiểm tra
 Bài tập
Thảo luận
I Các môn học chung 21 435 157 255 23
MĐ01 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5
MĐ02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MĐ03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MĐ04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 4 75 36 35 4
MĐ05 Tin học 3 75 15 58 2
MĐ06 Tiếng Anh 1 6 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun chuyên môn 85 2310 660 1554 96
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 27 750 195 529 26
MĐ07 Nhập môn lập trình 3 75 30 41 4
MĐ08 Cơ sở dữ liệu 3 75 30 41 4
MĐ09 Xây dựng trang web 3 75 30 41 4
MĐ10 Thiết kế hình ảnh với Photoshop 3 75 30 41 4
MĐ11 Kỹ năng làm việc 3 90 15 73 2
MĐ12 Kỹ năng học tập 3 90 15 73 2
MĐ13 Tiếng Anh 2 3 90 15 73 2
MĐ14 Tiếng Anh 3 3 90 15 73 2
MĐ15 Tiếng Anh 4 3 90 15 73 2
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 28 810 180 598 32
MĐ16 Quản trị CSDL với SQL Server 3 60 30 26 4
MĐ17 Lập trình JavaScript 3 60 30 26 4
MĐ18 Front-End Frameworks 3 60 30 26 4
MĐ19 Nhập môn kỹ thuật phần mềm 3 60 30 26 4
MĐ20 Quản lý dự án với phần mềm Agile 3 60 30 26 4
MĐ21 Kiểm thử cơ bản 3 60 30 26 4
MĐ22 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 221 4
MĐ23 Dự án tốt nghiệp 5 225 0 221 4
II.3 Môn học, mô đun tự chọn 30 750 285 427 38
MH24 Khởi sự doanh nghiệp 3 90 15 73 2
Sinh viên lựa chọn 8 môn trong 16 môn theo chuyên ngành hẹp sau 24 24 600 240 328
MĐ25 CN1. Lập trình Java 1 3 75 30 41 4
MĐ26 CN2. Lập trình C#1 3 75 30 41 4
MĐ27 CN1. Lập trình Java 2 3 75 30 41 4
MĐ28 CN2. Lập trình C#2 3 75 30 41 4
MĐ29 CN1. Lập trình Java 3 3 75 30 41 4
MĐ30 CN2. Lập trình C#3 3 75 30 41 4
MĐ31 CN1. Dự án mẫu (Java) 3 75 30 41 4
MĐ32 CN2. Dự án mẫu (.NET) 3 75 30 41 4
MĐ33 CN1. Dự án 1 (Swing/JDBC) 3 75 30 41 4
MĐ34 CN2. Dự án 1 (WinForm/ADO.NET) 3 75 30 41 4
MĐ35 CN1. Lập trình Java4 3 75 30 41 4
MĐ36 CN2. Lập trình C#4 3 75 30 41 4
MĐ37 CN1. Lập trình Java5 3 75 30 41 4
MĐ38 CN2. Lập trình C#5 3 75 30 41 4
MĐ39 CN1. Lập trình Java6 3 75 30 41 4
MĐ40 CN2. Lập trình C#6 3 75 30 41 4
Sinh viên lựa chọn 1 trong 2 môn sau 3 3 60 30 26
MĐ41 Kiểm thử nâng cao 3 60 30 26 4
MĐ42 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3 60 30 26 4
  Tổng cộng 106 2745 817 1809 119
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Các môn học chung bắt buộc: được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm các môn sau:
1. Giáo dục chính trị
2. Pháp luật
3. Giáo dục thể chất,
4. Giáo dục quốc phòng và an ninh
5. Tin học
6. Tiếng Anh
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:
Nội dung Thời gian
1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần)
2. Văn hoá, văn nghệ
ü  Qua các phương tiện thông tin đại chúng
ü  Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ
 
ü  Ngoài giờ học hàng ngày
ü  2 giờ/tuần
3. Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
 
Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần
4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)
5. Hoạt động mở
Giao lưu với các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp về những gì đang xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghề nghiệp
Tham quan các doanh nghiệp
Thực hiện theo khung thời gian của môn học
6. Hoạt động tại xưởng thực hành
Thực hiện các phần việc trong các dự án thực
Nghiên cứu các công nghệ mới có tiềm năng
Thực hiện theo bố trí của nhà trường
7. Thực tập tại doanh nghiệp
Sinh viên bắt buộc phải thực tập tại doanh nghiệp và được doanh nghiệp đánh giá là đạt thì mới được thực hiện và bảo vệ dự án tốt nghiệp
Thực hiện theo môn học kỳ 7
 
4.3. Hướng dẫn Kiểm tra hết môn học, mô đun:
Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. Tuân thủ Điều 15 của thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH về cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
1.    Điểm môn học, mô-đun
a)    Điểm môn học, mô-đun bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm tra có trọng số 40% và điểm thi kết thúc môn học, mô-đun có trọng số 60%.
ü  Điểm kiểm tra
o   Bài:                                 6%
o   08 bài thực hành:                             28% (Lab)
o   08 bài trắc nghiệm:                         6% (Quiz)
ü   Điểm thi kết thúc môn
o      Đánh giá tiến độ Assignment:       20%
o      Bảo vệ Assignment:                         40%
b)           Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2
c)           Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 4,0 trở lên.
2.           Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
a)           Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:

Trong đó:
ü   A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
ü   i: là số thứ tự môn học, mô-đun;
ü   ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ i;
ü   ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ i;
ü   n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.
b)             Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các môn học, mô-đun mà người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;
c)             Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học, mô-đun được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học, mô-đun được miễn trừ và môn học điều kiện;
d)             Trường hợp người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun thì chưa tính khối lượng học tập của môn học, mô-đun đó trong thời gian được tạm hoãn.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Tuân thủ Điều 25 của 09/2017/TT-BLĐTBXH để xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
1.         Điều kiện xét tốt nghiệp: 
a)  Sinh viên phải học hết chương trình đào tạo được ban hành và phải tích lũy đủ số môn học/mô đun/tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
b)  Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 4 đạt từ 2,00 trở lên;
c)  Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm môn học, mô đun thuộc ngành, nghề đào tạo và các điều kiện khác do hiệu trưởng quy định;
d)  Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e)  Có đơn gửi nhà trường đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học;
f)   Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng phải tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
2.         Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.
3.         Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic căn cứ vào kết quả tích lũy của sinh viên để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên
4.         Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành Công nghệ thông tin.
 
  HIỆU TRƯỞNG
 
(Đã ký)
 
Vũ Chí Thành
 
 
 
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển