Điện tử truyền thông

Ngày đăng: 05:31 - 13/03/2018
Lượt xem: 1.342
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-CĐCNHN ngày 08 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ  Hà Nội)
 
Tên nghành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
Mã ngành nghề: 6510312
Trình độ đào tạo:  Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông (hoặc tương đương)
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê      Nin và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp;
+ Sức khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế;
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.2 Mục tiêu cụ thể
-Về kiến thức
+Hiểu về các lĩnh vực kỹ thuật điện tử, điện tử viễn thông.
+Biết thiết kế mạch điện tử, sáng tạo các mạch mới, ứng dụng vi xử lý để lập trình cho các mạch điện tử thông dụng
+ Phân tích được các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử viễn thông, trình bày được nguyên lý, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện tử viễn thông
 +Biết về các hệ thống viễn thông hiện nay như các hệ thống thông tin quang, đường truyền dùng vi ba, vệ tinh, các thế hệ di động tiên tiến, tính toán các tham số, suy hao, độ lợi của tuyến truyền tin trên cơ sở đó có thể thiết kế 1 số tuyến truyền tin cơ bản.
+Hiểu được kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có khả năng nắm bắt các công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao, biết tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh, tiếp cận với những thiết bị mới và công nghệ mới.
+ Nắm vững kiến thức cở sở về Tin học, Anh văn chuyên ngành để đọc các tài liệu kỹ thuật;
+ Hiểu và vận dụng tốt các kiến thức làm cơ sở để tự học nâng cao trình độ và có thể áp dụng trong thực tiễn.
- Về kỹ năng:
+ Biết thiết kế, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện - điện tử, biết lập trình  vi xử lý, sử dụng, lập trình cho một số tổng đài nội bộ.
+ Có kỹ năng thực hành, làm được một số công việc của thợ bậc 4/7 nghề điện - điện tử.
+ Có những kiến thức về  tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức lao động khoa học, có khả năng chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật bảo đảm an toàn, vệ sinh công nghiệp. Có thể làm được một số công việc của các nghề có liên quan.
+ Đọc được các tài liệu kỹ thuật cơ bản bằng tiếng Anh;
+ Sửa chữa và khắc phục các hỏng hóc thông thường thiết bị điện tử viễn thông;
+ Lắp đặt tốt các đài trạm viễn thông nói chung và lắp đặt thành thạo cáp đồng cũng như các quang, các tủ thiết bị viễn thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
+ Vận hành, khai thác được các thiết bị trong đài trạm viễn thông;
+ Tư vấn được cho các dự án trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;
+ Sử dụng thành thạo một các thiết bị đo lường cơ bản để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của các trang thiết bị;
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;
+ Kỹ năng sư phạm tốt, hướng dẫn thực hành được khai thác lắp đặt trang thiết bị trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.
1.3 Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại:
- Các công ty, xí nghiệp về điện tử, viễn thông, bưu điện
- Làm việc ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông (Viettel, FPT, VNPT..) ở các vị trí như lắp đặt, triển khai dự án, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kiểm tra kỹ thuật, vận hành hệ thống
- Các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông;
- Các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện - điện tử viễn thông;
- Các công ty ngành điện tử, bưu chính viễn thông, các khu công nghiệp. phòng thí nghiệm
2. Khối lượng kiến thức và thời gian học
- Số lượng môn học, mô đun: 35
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 102 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/ đại cương:  450 giờ
- Khối lượng các môn học, mo đun chuyên môn:  2055  giờ
-Khối lượng lý thuyết:  759 giờ. Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1679 giờ
3. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ Thực tập/ Thí nghiệp/BT/TL Thi/Kiểm tra
I Các môn học chung 23 450 217 210 23
MH01 Chính trị 5 90 60 24 6
MH02 Pháp luật 2 30 21 7 2
MH03 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4
MH04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 5 75 36 36 3
MH05 Tin học 3 75 30 43 2
MH06 Tiếng anh 1 4 75 41 30 4
MH07 Tiếng anh 2 2 45 25 18 2
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 79 2055 542 1469 44
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 27   555  234 299 22 
MH08 Tiếng anh chuyên ngành 2 45 14 29 2
MH09 Đo lường điện tử & thiết bị đo 2 45 14 29 2
MH10 Điện tử công suất 3 60 29 29 2
MH11 Linh kiện điện tử 2 45 14 29 2
MH12 Vật liệu điện và An toàn điện 2 30 24 4 2
 MH13 Mạch điện 3 45 30 13 2
MH14 Kỹ thuật mạch điện tử 3 60 29 29 2
MH15 Kỹ thuật xung –số 3 60 29 29 2
MH16 Thiết kế mạch điện tử 2 60 8 50 2
MH17 Cấu trúc máy tính 2 45 14 29 2
MH18 Vi xử lý 3 60 29 29 2
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 47 1275 308 945 24
MH19 Truyền số liệu 3 45 37 6 2
MH20 Kỹ thuật truyền thanh – truyền hình 3 60 29 29 2
MH21 Thông tin di động 3 60 29 29 2
MH22 Thông tin quang 3 60 29 29 2
MH23 Thông tin viba – vệ tinh 3 60 29 29 2
MH24 Kỹ thuật chuyển mạch tổng đài 3 60 29 29 2
MH25 Kỹ thuật ghép kênh 2 30 19 9 2
MH26 Hệ thống viễn thông 2 30 19 9 2
MH27 Vi xử lý nâng cao 2 45 14 29 2
MH28 Đồ án môn học 1 2 60 8 52 0
MH29 Đồ án môn học 2 2 60 8 52 0
MH30 Cáp viễn thông 3 60 29 29 2
MH31 Kỹ thuật CD, VCD, DVD 3 60 29 29 2
MH32 Thực tập nhận thức 5 225 0 225 0
MH33 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 360 0
II.3 Các môn học, mô đun tự chọn 5 225 0 225 0
  MH34 Đồ án 5 225 0 225 0
    Đối với sinh viên không đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp theo quy định thì phải học thêm 5 tín chỉ trong số các học phần chuyên môn sau: 5 135 22 101 12
  MH35 Chuyên đề kĩ thuật chuyển mạch tổng đài 2 60 8 46 6
  MH36 Chuyên đề hệ thống viễn thông 3 75 14 55 6
  MH37 Chuyên đề mạng viễn thông 3 75 14 55 6
  MH38 Chuyên đề lắp đặt trạm viễn thông 2 60 8 46 6
    Tổng cộng: 102 2505 759 1679 67
               
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung: bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Đối với đào tạo theo niên chế
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác : không có
 
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển