BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-CĐCNHN ngày 08 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội)
Tên nghề: Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử
Mã nghề: 6510303
Trình độ đào tạo:Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy.
Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp trung học phổ thông(hoặc tương đương).
Thời gian đào tạo: 2,5 năm.
1.Mục tiêu đào tạo
1.1 . Mục tiêu chung.
- Chính trị, pháp luật:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp - Pháp luật.
- Đạo đức, tác phong công nghiệp:
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp;
+ Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.2 .Mục tiêu cụ thể
- Về Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản của các mạch điện-điện tử.
+ Biết đọc và phân tích các bản vẽ điện-điện tử, tính toán các mạch điện ở góc độ kỹ lưỡng, khi cần có thể xử lý và thay thế một số mạch ứng dung trong thực tế.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chỉ tiêu cơ bản của các loại thiết bị điện tử dân dụng như: máy thu hình công nghệ cao và digital; DVD; Monitor; CAMERA...
- Về Kỹ năng:
+ Biết sữa chữa các loại thiết bị điện tử dân dụng từ hệ thống âm thanh cho đến máy thu hình công nghệ cao và digital; DVD; Monitor; CAMERA.
+ Biết tính toán ,phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, đưa ra được những quyết định kỹ thuật có hàm lượng chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn.
+ Vận hành được các thiết bị điện-điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
+ Biết lắp đặt các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp
+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng hoặc xí nghiệp nhỏ
+ Sau khi học xong chương trình người học có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm điện tử hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.3.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Công nghệ kỹ thuật Điện,điện tử trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
+Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
+ Các dây chuyền sản xuất tự động.
+ Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp
+ Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
2. Khối lượng kiến thức và thờ gian khóa học:
-Số lượng môn học, mô đun: 32
- Số lượng kiến thức toàn khóa học: 102 tín chỉ.
- Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 450 giờ.
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 2055giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 793 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệp:1610 giờ, kiểm tra 71 giờ
3. Nội dung chương trình
Mã MH |
Tên môn học/mô đun |
|
Thời gian học tập (giờ) |
Số tín chỉ |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành,TTThí nghiệm, thảo luận,
BT |
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
23 |
450 |
217 |
210 |
23 |
MH 01 |
Chính trị |
5 |
90 |
60 |
24 |
6 |
MH 02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
21 |
7 |
2 |
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
4 |
52 |
4 |
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
5 |
75 |
36 |
36 |
3 |
MH 05 |
Tin học |
3 |
75 |
30 |
43 |
2 |
MH 06 |
Tiếng Anh 1 |
4 |
75 |
41 |
30 |
4 |
MH 07 |
Tiếng Anh 2 |
2 |
45 |
25 |
18 |
2 |
II |
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
79 |
2040 |
587 |
1391 |
47 |
II.1 |
Các môn học, mô đun cơ sở |
20 |
390 |
186 |
188 |
16 |
MH08 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
MH09 |
Lý thuyết mạch điện |
3 |
45 |
30 |
13 |
2 |
MH10 |
Kỹ thuật điện - điện tử (điện tử cơ bản) |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH11 |
Tin học ứng dụng |
2 |
45 |
15 |
28 |
2 |
MH12 |
Vật liệu điện & An toàn điện |
2 |
30 |
26 |
2 |
2 |
MH13 |
Đo lường điện |
2 |
45 |
14 |
29 |
2 |
MH14 |
Khí cụ điện |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH15 |
Điện tử công suất |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
II.2 |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
54 |
1425 |
401 |
978 |
31 |
MH16 |
Kỹ thuật điều khiển điện khí nén |
3 |
45 |
40 |
3 |
2 |
MH17 |
Kỹ thuật vi điều khiển |
5 |
105 |
43 |
58 |
4 |
MH18 |
Máy điện |
4 |
75 |
43 |
29 |
3 |
MH19 |
Kỹ thuật lắp đặt điện |
3 |
90 |
12 |
75 |
3 |
MH20 |
Kỹ thuật xung – số |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH21 |
Cung cấp điện |
4 |
90 |
43 |
29 |
3 |
MH22 |
PLC |
4 |
75 |
44 |
29 |
2 |
MH23 |
Tính toán sửa chữa máy điện |
2 |
60 |
8 |
50 |
2 |
MH24 |
Quản lý doanh nghiệp &
Tổ chức sản xuất |
2 |
30 |
26 |
2 |
2 |
MH25 |
Truyền động điện |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH26 |
Kỹ thuật cảm biến |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH27 |
Trang bị điện |
3 |
60 |
29 |
29 |
2 |
MH28 |
Rơ le bảo vệ |
2 |
30 |
26 |
2 |
2 |
MH29 |
Thực tập nhận thức |
5 |
225 |
0 |
225 |
0 |
MH30 |
Thực tập tốt nghiệp |
8 |
360 |
0 |
360 |
0 |
II.3 |
Các môn học, mô đun tự chọn |
5 |
225 |
0 |
225 |
0 |
MH31 |
Đồ án tốt nghiệp |
5 |
225 |
0 |
225 |
0 |
|
Đối với sinh viên không đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp thì phải học thôm một số học phần c
huyển môn sau. |
5 |
150 |
22 |
125 |
3 |
MH32 |
KT Vi điều khiển nâng cao |
2 |
30 |
14 |
14 |
2 |
MH33 |
Thiết bị điện dân dụng |
3 |
90 |
12 |
75 |
3 |
MH34 |
Kỹ thuật nhiệt lạnh |
3 |
60 |
28 |
29 |
3 |
MH35 |
Đồ án môn học |
2 |
60 |
10 |
50 |
0 |
|
Tổng |
102 |
2490 |
804 |
1601 |
70 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Đối với đào tạo theo niên chế
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác :không có
HIỆU TRƯỞNG
TS. Đào Công Hải