Quản trị kinh doanh (QĐ 128)

Ngày đăng: 02:33 - 30/11/2021
Lượt xem: 89
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH - XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-CĐFPL ngày 07 tháng 12 năm 2020
của Hiệu trưởng Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
 
 
 
 
 
 
 
Hà Nội – Năm 2020
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/QĐ-CĐFPL ngày 07 tháng 12 năm 2020
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic)
 
Tên ngành, nghề:  Quản trị kinh doanh
Mã ngành, nghề:  6340404
Trình độ đào tạo:  Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:  Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương
Thời gian đào tạo:  2.5 năm
 
 
1.    MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1.        Mục tiêu chung
Quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng là một ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý – kinh doanh. Đây là ngành, nghề hỗ trợ phát triển tối đa tư duy hệ thống trong quản lý và cải tiến hiệu quả hệ thống sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Quản trị kinh doanh thực hiện việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu quả hoạt động, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Để kết nối và vận hành được toàn hệ thống hoạt động của tổ chức, người học ngành, nghề quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí việc làm liên quan tại từng bộ phận như: Nhân sự, kinh doanh, marketing, hành chính, trợ lý. Đây là những vị trí việc làm phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, những vị trí việc làm này phải chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Môi trường và điều kiện làm việc phải đảm bảo sức khỏe; mặt bằng kinh doanh hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; các quy định nội bộ về chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2.        Mục tiêu cụ thể:
Sinh viên tốt nghiệp nghề “Quản trị kinh doanh” sẽ có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, và năng lực thực hành nghề nghiệp:
1.2.1.    Về kiến thức
-       Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, hành chính, nhân sự, marketing, trợ lý;
-       Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động;
-       Xác định được nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;
-       Liệt kê được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản rac khi làm việc nhóm;
-       Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với loại hình tổ chức;
-       Giải thích và phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;
-       Xác định được quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
-       Xác định được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;
-       Mô tả được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
-       Giải thích được các quy luật kinh tế, các biến số môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của tổ chức;
-       Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động sản xuất kinh doanh;
-       Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
1.2.2      Về kỹ năng
-       Lập được kế hoạch thực hiện công việc;
-       Vận hành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẵn có tại đơn vị một cách hiệu quả;
-       Dự báo và tìm kiếm được cơ hội kinh doanh;
-       Lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;
-       Cung cấp được các thông tin kinh tế - xã hội về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;
-       Xác định được chiến lược kinh doanh tại đơn vị bộ phận;
-       Tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến cải tiến công tác quản trị phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh;
-       Thiết lập được mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tác;
-       Giải quyết được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong mọi trường hợp;
-       Tạo lập và khởi nghiệp được tổ chức mới với quy mô vừa và nhỏ;
-       Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;
-       Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại tại nơi làm việc;
-       Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
-       Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
1.2.3     Về khả năng tự chủ và trách nhiệm
-    Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nội qui làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị;
-    Giao tiếp hiệu quả thông qua văn bản viết, thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống;
-    Có ý thức trách nhiệm trong công việc với cộng đồng xã hội; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ;
-    Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;
-    Làm việc theo chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ đúng Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
-    Làm việc có phương pháp khoa học có tính tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc; biết phân tích, giải quyết vấn đề, đúc kết kinh nghiệm, cải tiến công việc được giao; có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, biết đoàn kết và phối hợp, hợp tác, tự tin, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong công việc;
-    Thích nghi được với môi trường làm việc khác nhau;
-    Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
-    Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ 4.0.
1.3.        Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
-       Nhân sự;
-       Kinh doanh;
-       Hành chính;
-       Marketing;
-       Trợ lý,
Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng học lên các bậc cao hơn để phát triển nghề nghiệp vững chắc.
-       Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quản trị kinh doanh, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
-       Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
2.    KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC
-       Số lượng môn học, mô đun: 34
-       Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 106 tín chỉ
-       Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ
-       Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2700 giờ
-       Khối lượng lý thuyết: 532 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2526giờ
3.    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã MH/ MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Thực tập Thí nghiệm Thi/ Kiểm tra
 Bài tập
Thảo luận
I Các môn học chung 21 435 157 255 23
MĐ01 Chính trị 4 75 41 29 5
MĐ02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 4 75 36 35 4
MĐ05 Tin học 3 75 15 58 2
MĐ06 Tiếng Anh 1.1 6 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun chuyên môn 88 2490 540 1894 56
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 21 630 105 511 14
MĐ07 Kỹ năng học tập 3 90 15 73 2
MĐ08 Kỹ năng làm việc 3 90 15 73 2
MĐ09 Kỹ năng sáng tạo 3 90 15 73 2
MĐ10 Tiếng Anh 1.2  3 90 15 73 2
MĐ11 Tiếng Anh 2.1  3 90 15 73 2
MĐ12 Tiếng Anh 2.2 3 90 15 73 2
MĐ13 Kinh tế 3 90 15 73 2
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 61 1500 495 967 38
MĐ14 Nhập môn Marketing và bán hàng 3 60 30 28 2
MĐ15 Nghiên cứu Marketing 3 60 30 28 2
MĐ16 Marketing dịch vụ 3 60 30 28 2
MĐ17 Xây dựng và phát triển thương hiệu 3 60 30 28 2
MĐ18 Marketing trên Internet 3 60 30 28 2
MĐ19 Quảng cáo 3 60 30 28 2
MĐ20 Quản trị bán hàng 3 60 30 28 2
MĐ21 Kỹ năng bán hàng 3 90 15 73 2
MĐ22 Quản trị dự án kinh doanh 3 60 30 28 2
MĐ23 Phân tích hoạt động kinh doanh 3 60 30 28 2
MĐ24 Kỹ năng đàm phán 3 60 30 28 2
MĐ25 Hành vi khách hàng 3 60 30 28 2
MĐ26 Quan hệ công chúng 3 60 30 28 2
MĐ27 Luật kinh tế 3 60 30 28 2
MĐ28 Khởi sự doanh nghiệp 3 60 30 28 2
MĐ29 Thiết kế hình ảnh với Photoshop 3 60 30 28 2
MĐ30 Dự án 1 3 60 30 28 2
MĐ31 Thực tập tốt nghiệp 5 225   223 2
MĐ32 Dự án tốt nghiệp 5 225   223 2
II.3 Môn học, mô đun tự chọn 6 120 60 56 4
  Sinh viên lựa chọn 2 trong 7 chuyên đề sau          
MĐ33 Truyền thông đa phương tiện 3 60 30 28 2
MĐ34 Marketing trên mạng xã hội 3 60 30 28 2
MĐ35 Email Marketing 3 60 30 28 2
MĐ36 Soạn thảo văn bản hành chính 3 60 30 28 2
MĐ37 Nhập môn quản trị doanh nghiệp 3 60 30 28 2
MĐ38 Hành vi tổ chức 3 60 30 28 2
MĐ39 An toàn lao động 3 60 30 28 2
  Tổng cộng 34 môn 109 2685 817 1789 79
 
 
(Nội dung chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Các môn học chung bắt buộc: được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm các môn sau:
1. Giáo dục chính trị
2. Pháp luật
3. Giáo dục thể chất
4. Giáo dục quốc phòng và an ninh
5. Tin học
6. Tiếng Anh
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Nội dung
Thời gian
1. Thể dục, thể thao 5 giờ đến 6 giờ; trong tuần (cuối tuần)
2. Văn hoá, văn nghệ
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ
 
- Ngoài giờ học hàng ngày
- 2 giờ/tuần
3. Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
 
Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần
4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)
 
4.3. Kiểm tra hết môn học, mô đun:
Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học. Tuân thủ Điều 15 của 09/2017/TT-BLĐTBXH về cách tính điểm môn học, mô-đun, điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
4.3.1     Điểm học mô-đun
- Điểm môn học, mô-đun bao gồm điểm trung bình các điểm kiểm rac ó trọng số 40% và điểm thi kết thúc môn học, mô-đun có trọng số 60%.
+ Đánh giá quá trình: 40%
o       Bài học online: 10%
o       02 bài kiểm tra quá trình: 20% (Progress test)
o       Đánh giá tiến độ Assignment: 20%
+ Điểm thi kết thúc môn học/mô đun: 60%
- Điểm trung bình điểm kiểm tra là trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ theo hệ số của từng loại điểm. Trong đó, điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2
- Điểm môn học, mô-đun đạt yêu cầu khi có điểm theo thang điểm 10 đạt từ 5 trở lên.
4.3.2     Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy
- Công thức tính điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học và điểm trung bình chung tích lũy:
image001
Trong đó:
+ A: là điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
+ i: là số thứ tự môn học, mô-đun;
+ ai: là điểm của môn học, mô-đun thứ I;
+ ni: là số tín chỉ của môn học, mô-đun thứ I;
+ n: là tổng số môn học, mô-đun trong học kỳ/năm học/khóa học hoặc số môn học, mô-đun đã tích lũy.
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các môn học, mô-đun mà người học đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ;
- Điểm trung bình chung học kỳ/năm học/khóa học, điểm trung bình chung tích lũy bao gồm cả điểm môn học, mô-đun được bảo lưu, không bao gồm điểm môn học, mô-đun được miễn trừ và môn học điều kiện;
- Trường hợp người học được tạm hoãn học môn học, mô-đun thì chưa tính khối lượng học tập của môn học, mô-đun đó trong thời gian được tạm hoãn.
4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:
Tuân thủ Điều 25 của 09/2017/TT-BLĐTBXH để xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
1.   Điều kiện xét tốt nghiệp: 
a)           Sinh viên phải học hết chương trình đào tạo được ban hành và phải tích lũy đủ số môn học/mô đun/tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
b)           Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học theo thang điểm 10 đạt từ 5 trở lên;
c)           Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm môn học, mô đun thuộc ngành, nghề đào tạo và các điều kiện khác do hiệu trưởng quy định;
d)           Không trong thời gian: bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e)           Có đơn gửi nhà trường đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học;
f)            Trường hợp người học có hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật chưa ở mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng phải tổ chức xét kỷ luật trước khi xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho người học đó.
2. Trường hợp người học bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập có thời hạn, hết thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp.
3.  Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic căn cứ vào kết quả tích lũy của sinh viên để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên
4.  Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành Quản trị kinh doanh.
 
                   HIỆU TRƯỞNG
                  (Đã ký)
 
                     Vũ Chí Thành
   

Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển