Tự động hóa

Ngày đăng: 05:20 - 13/03/2018
Lượt xem: 1.935
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-CĐCNHN ngày 08 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ  Hà Nội)
 
Tên nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Mã nghề: 6510305
Trình độ đào tạo:Cao đẳng
Hình thức đào tạo:Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương)
Thời gian đào tạo:2.5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
+ Hiểu được nội quy an toàn trong quá trình thực hiện công việc tại xưởng thực hành cũng như trong nhà máy.
+ Hiểu được các định luật, khái niệm về điện tử, các loại thiết bị điện tử và máy điện.
+ Trình bày được các tiêu chuẩn của bản vẽ, nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số và đọc, hiểu được các bản vẽ về mạch điện.
+ Hiểu đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt đ­ược dùng trong thiết bị điện tử tự động hóa công nghiệp.
+ Hiểu được một số thuật ngữ tiếng Anh trong lĩnh vực điện và điện tử.
+ Hiểu đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp. Phân tích đư­ợc nguyên lý hoạt động của các mạch điện của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
+ Trình bày được chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển
+ Hiểu được cấu tạo và sơ đồ nguyên lý vận hành động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. Hiểu cấu trúc, phân tích được sơ đồ của một số hệ thông điều khiển khí nén thông dụng.
+ Có khẳ năng thiết kế và lập trình được các vi mạch điện tử số và vi điều khiển.
+Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các hệ thống điều khiển tự động.
+ Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người quản lý trong sản xuất.
+ Hiểu được vị trí, vai trò của rô bốt công nghiệp trong sản xuất các dây chuyền tự động hóa.
+ Mô tả được cấu trúc mạng truyền thông trong công nghiệp, phân tích được các tính năng chính của chuẩn RS232, RS485 ứng dụng trong mạng truyền thông công nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Sử dụng được một số thiết bị an toàn.
+ Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề.
+ Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý).
+ Thao tác các kỹ năng thực và tạo ra các sản phẩm cơ khí cơ bản.
+ Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
+ Vận hành đ­ược các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
+ Đọc và hiểu được các dạng sơ đồ điện như: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến.
+ Nhận dạng, phân loại, lựa chọn và sử dụng được các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển
+ Vẽ được sơ đồ nối các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
+ Đấu nối và vận hành được các bộ điều khiển với thiết bị ngoại vi;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề chuyên dùng thông dụng;
+ Lập trình được một số IC số cơ bản và mạch vi điều khiển.
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và  quản lý, tổ chức sản xuất.
+ Lắp đặt và điều khiển được các động cơ điện 1 chiều, xoay chiều 1 pha và 3 pha theo yêu cầu.
+ Lắp đặt và vận hành hệ thống khí nén cơ bản theo yêu cầu.
+ Vận hành được các thiết bị, dây chuyền sản xuất và hệ thống tự động;
+ Áp dụng  được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật trong thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động hóa;
+ Lắp ráp, lập trình và điều khiển rô bốt công nghiệp đơn giản.
+ Trình bày được các biện pháp quản lý lao động, quản lý vật tư, trình bày được biện pháp tổ chức thi công, lập được biện pháp tổ chức và quản lý một tổ sản xuất.
+ Kết nối được các thiết bị dùng cáp quang, trình bày được cấu trúc mạng Modbus, Mạng AS-i, Mạng Industrial Ethernet và xác định và xử lý được một số vấn đề đơn giản.
+ Chế tạo, lắp đặt hệ thống và vận hành rô bốt công nghiệp.
+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
1.3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
          Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Tự động hóa công nghiệp trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử.
- Các dây chuyền sản xuất tự động.
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử - tự động hóa công nghiệp
- Bộ phận kỹ thuật - chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bịtự động hóa.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 32
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 102 tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 450 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2040 giờ
- Khối lượng  lý thuyết: 796 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1624 giờ, kiểm tra 70 giờ.
3. Nội dung chương trình:
 
Mã MH Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 23 450 217 210 23
MH01 Chính trị 5 90 60 24 6
MH02 Pháp luật 2 30 21 7 2
MH03 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4
MH04 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 5 75 36 36 3
MH05 Tin học 3 75 30 43 2
MH06 Tiếng Anh 1 4 75 41 30 4
MH07 Tiếng Anh 2 2 45 25 18 2
II Các môn học, mô đun chuyên môn 79 2040 579 1414 47
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 19 375 177 180 18
MH08 Tiếng anh chuyên ngành 2 45 14 29 2
MH09 Mạch điện 3 45 29 14 2
MH10 Điện tử cơ bản 3 60 29 29 2
MH11 Vật liệu điện - An toàn điện 2 30 24 4 2
MH12 Điện cơ bản 2 60 8 48 4
MH13 Kỹ thuật đo lường điện 3 60 29 29 2
MH14 Máy điện – Khí cụ điện 4 75 44 27 4
II. 2 Các môn học, mô đun chuyên môn 55 1440 402 1011 27
MH15 Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất 2 30 26 2 2
MH16 Điện tử công suất 3 60 29 29 2
MH17 Lý thuyết điều khiển tự động 3 60 29 29 2
MH18 Điều khiển lôgic 3 60 29 29 2
MH19 Tự động hóa quá trình sản xuất 3 60 29 29 2
MH20 Vi điều khiển 4 75 44 28 3
MH21 Điều khiển lập trình PLC 4 75 44 28 3
MH22 Truyền động điện 4 75 40 32 3
MH23 Trang bị điện 3 60 29 29 2
MH24 Cung cấp điện 3 60 29 29 2
MH25 Kỹ thuật cảm biến 3 60 29 29 2
MH26 Điều khiển điện – khí nén 3 60 29 29 2
MH27 Thiết kế mạch trên máy tính 2 60 8 50 2
MH28 Đồ án môn học 2 60 8 52 0
MH29 Thực tập nhận thức 5 225 0 225 0
MH30 Thực tập tốt nghiệp 8 360 0 360 0
II.3 Các môn học, mô đun tự chọn 5 225 0 225 0
MH31 Đồ án tốt nghiệp 5 225 0 225 0
  Đối với sinh viên không đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp theo quy định thì phải học thêm 5 tín chỉ trong số các học phần chuyên môn sau: 5 105 58 43 4
MH32 Chuyên đề TĐĐ và TĐH QTSX 3 60 29 29 2
MH33 Mạng truyền thông công nghiệp 3 45 29 14 2
MH34 Robot công nghiệp 3 45 29 14 2
MH35 Tự động hóa trong hệ thống điện 2 30 24 4 2
MH36 Kỹ thuật nguội và tháo lắp 2 45 14 29 2
Tổng cộng 102 2490 796 1624 70
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Đối với đào tạo theo niên chế
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác :không có
                                                                              
 
Tra cứu điểm thi học phần
Hotline: 0981 725 836 Đăng ký xét tuyển